Ngoài ra, hệ thống nông lâm kết hợp được thiết kế và quản lý một cách hiệu quả sẽ có khả năng giảm dòng chảy bề mặt, hạn chế xói mòn đất, duy trì mức độ mùn và cải thiện tính chất vật lý của đất. Hơn nữa, nó còn thúc đẩy, phát huy các chất dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng của cây trồng và vật nuôi, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, …
Các hộ nông dân canh tác theo phương thức này sẽ dần nhận thức được vai trò của cây thân gỗ trong việc bảo vệ đất, nước, và sẽ có những thay đổi mang lại lợi ích cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng, giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng cũng như bảo vệ sự đa dạng sinh học của thiên nhiên.
Mỗi loại mô hình nông lâm kết hợp đều có sự đa dạng về giống, chủng loại, và phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của từng vùng miền, vào khả năng và mục đích yêu cầu của người nông dân, nhưng điều chắc chắn là, những mô hình này sẽ giúp bà con tận dụng hiệu quả diện tích đất sẵn có, năng suất có thể tăng gấp đôi, gấp ba và cho thu nhập đều đặn so với việc đơn thuần chỉ trồng lúa, trồng ngô.
Với sự đa dạng về sản phẩm đầu ra, cho thu hoạch vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm và không phải bỏ nhiều kinh phí đầu tư cùng một lúc, nên chắc chắn mô hình nông lâm kết hợp sẽ đem lại hiệu quả đáng kể. Nhờ có sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra, mô hình đã góp phần giảm rủi ro về thị trường và ảnh hưởng của giá cả tiêu thụ sản phẩm.
Copyright © 2019 Bản quyền thuộc về Vision.. Thiết kế web bởi ADC Việt Nam